Cách tăng tốc độ phản hồi của chatbot ChatGPT
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Lịch thi đấu và trực tiếp V-League hôm nay (8.5): Bình Dương gây sốc ở Thiên Trường?
Người viết thử phỏng vấn 10 bạn trẻ trong độ tuổi từ 20 - 35, ở TP.HCM. Thật bất ngờ khi cả 10/10 ý kiến đều nghĩ rằng câu "nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1" là đề cập đến việc con trai nên cưới vợ hơn 2 tuổi, con gái nên cưới chồng hơn 1 tuổi.
Mẹ hiến gan cho con nhưng không có tiền để ghép
Ngày 26.1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa cùng với Công an H.Quảng Xương, Công an H.Triệu Sơn (Thanh Hóa), vừa bắt giữ 7 nghi phạm thu tiền "bảo kê" của người dân đi bán đào, quất dịp tết Nguyên đán.Các nghi phạm bị bắt để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản, gồm: Bùi Sỹ Ba (biệt danh Ba gà, 56 tuổi, ngụ TT.Tân Phong, Quảng Xương); Lê Nguyên Cường (biệt danh Cường chíp, 35 tuổi); Nguyễn Văn Sơn (41 tuổi); Nguyễn Văn Lâm (35 tuổi, đều ngụ P.Quảng Thắng, TP.Thanh Hóa); Lương Bá Dương (29 tuổi, ngụ P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa); Nguyễn Đình Chiến (biệt danh Chiến rô, 35 tuổi, ngụ P.Quảng Hưng, TP.Thanh Hóa); và Nguyễn Văn Thương (29 tuổi, ngụ P.Đông Vệ, TP.Thanh Hóa).Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa, những ngày gần đây, các nghi phạm trên đã câu kết với nhau thu tiền "bảo kê" của người dân các nơi đưa đào, quất đến dọc đại lộ CSEDP bán.Mặc dù cơ quan chức năng của TP.Thanh Hóa đã phân lô, cho phép người dân đến bán đào, quất dọc hai bên đại lộ CSEDP dịp tết Nguyên đán, nhưng các nghi phạm trên vẫn tiếp tục tự phân lô, đánh số từng ô (khoảng 5 m chiều rộng), và thu từ 1,5 - 10 triệu đồng mỗi ô của người dân.Không chỉ phân lô, thu tiền bảo kê vỉa hè, các nghi phạm còn bắt ép những người chở đào, quất bán rong trên xe máy nộp từ 10.000 - 50.000 đồng/mỗi lần bán. Những trường hợp người bán đào, quất không chịu nộp tiền sẽ bị các nghi phạm xua đuổi, phá hoại đào, quất, hoặc đe dọa, đánh đập.Bước đầu, cơ quan công an xác định tổng số tiền các nghi phạm cưỡng đoạt, bắt ép người dân phải nộp là khoảng 2 tỉ đồng.Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
Nhà thơ Nhiên Đăng (tên thật Trần Quốc Toàn, Bình Định) với các tác phẩm: Đảnh lễ mùa màng (số báo 89); Ngả lưng vào ghế (92); Sưởi ấm giấc mơ (100).
Xác minh người đăng tin sai sự thật về nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở Hà Nội
Sáng 30.12, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Phan Duy, Phó giám đốc Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết sau thời gian cấm ô tô để sửa chữa giai đoạn 1, cầu Câu Lâu mới chính thức thông xe vào lúc 8 giờ sáng nay.Theo ông Duy, cầu Câu Lâu mới tại Km953+340 trên QL1 qua Quảng Nam được xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 2005, nằm trên tuyến tránh Vĩnh Điện. Đến nay, cầu xuất hiện một số hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu nhịp.Do đó, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam triển khai sửa chữa đột xuất đảm bảo an toàn giao thông cầu. Hiện tại cầu Câu Lâu (cũ) nằm song song cầu Câu Lâu mới cũng đang thi công sửa chữa và cấm ô tô lưu thông qua cầu. Phương án tổ chức phân luồng giao thông trong thời gian thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới đợt 1 từ 12 giờ ngày 23.12 đến 31.12.Đến nay, việc thi công sửa chữa cầu Câu Lâu mới (đợt 1) đã hoàn thành các hạng mục chính của công trình theo hồ sơ thiết kế và đảm bảo thông xe an toàn thông suốt. Như vậy, thời gian sửa cầu đợt 1 đã hoàn thành sớm hơn dự kiến. Vì vậy, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam thông báo các loại phương tiện được phép lưu thông qua cầu bình thường kể từ 8 giờ sáng 30.12.Cũng theo ông Duy, đơn vị cũng đề nghị đơn vị thi công phối hợp các đơn vị liên quan tháo dỡ hoặc che khuất nội dung hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã lắp đặt (phục vụ tổ chức phân luồng giao thông) để các phương tiện lưu thông bình thường."Dự kiến sau ngày 15.1 tháng giêng âm lịch, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục cấm xe ô tô để tiến hành sửa chữa cầu Câu Lâu mới giai đoạn 2 để đảm bảo an toàn", ông Duy nói.Như Thanh Niên đã thông tin, từ trưa 23.12, Khu quản lý Đường bộ 3 Cục Đường bộ Việt Nam đặt rào chắn, biển cấm ô tô, xe khách, xe tải trên QL1 đoạn qua Quảng Nam để phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ cho việc sửa chữa cầu Câu Lâu mới. Riêng xe buýt, xe cứu thương, xe công vụ được phép qua lại cầu bình thường.Đợt 2 cấm xe lưu thông để sửa chữa bắt đầu từ 12 giờ ngày 13.2.2025 (tức 16 tháng giêng âm lịch), kéo dài đến 16 giờ ngày 5.4.2025.